Các
tổ chức pháp chế là công cụ sắc bén, hữu hiệu, là cơ quan tham mưu về chính
sách, pháp luật, giúp lãnh đạo theo dõi việc thực hiện chính sách, pháp luật. Đây
là một bộ phận của công tác tư pháp, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mục
tiêu đặt ra đối với công tác pháp chế là góp phần để quản lý nhà nước, quản lý
xã hội có hiệu lực, hiệu quả.
Các
năm qua, công tác pháp chế đã giúp lãnh đạo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân
và tham gia đề xuất, góp ý trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Luật,
các văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương. Nhiều ý kiến của các
Sở, ngành đã được Chính phủ tiếp thu, đề xuất đưa vào Hiến pháp, Luật, các văn
bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các ý kiến liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Chính phủ; nguyên tắc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chính
quyền địa phương và các nội dung liên quan đến điều ước quốc tế, quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Công
tác xây dựng và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện
nghiêm túc hơn , đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tình trạng chậm ban
hành, nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã được khắc
phục đáng kể.
Tuy
nhiên, trước đòi hỏi, yêu cầu của công cuộc đổi mới và xây dựng pháp chế xã hội
chủ nghĩa, công tác pháp chế còn bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh những kết quả
đạt được trong thời gian qua, công tác pháp chế tại các Sở, ngành chưa đáp ứng
được kỳ vọng của nhân dân và yêu cầu của thực tiễn.Thực
tế vẫn còn tình trạng xây dựng các chính sách pháp luật chưa sát, chưa phù hợp
thực tiễn cuộc sống. Nhiều văn bản được ban hành nhưng khi đi vào cuộc sống còn
lúng túng vì thiếu, không phù hợp cần phải sửa đổi hoặc chậm ban hành các văn
bản hướng dẫn và các điều kiện khác; Cán
bộ làm công tác pháp chế còn hạn chế về số lượng (01 người) và yếu năng lực,
thiếu chuẩn (Cử nhân luật) theo qui định của Chính phủ, do đó chưa đáp ứng
được yêu câu đặt ra.
Từ
yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cán bộ pháp chế cần triển khai quán triệt cho cán bộ, đảng viên về tinh
thần, nội dung các Nghị quyết, chủ trương của Đảng liên quan đến công tác pháp
chế, củng cố, kiện toàn các tổ chức đang hoạt động của Pháp chế, phải đặc biệt
coi trọng công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng trong các tổ chức pháp chế,
thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập
trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật, là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của tổ chức pháp chế.
Trước
tình hình đó, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương cần phải rà soát, tổng
kết để khắc phục những bất cập, tồn tại, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải
cách tư pháp. Đặc biệt, thay đổi nhận thức của lãnh đạo một số Sở, ngành địa
phương về vị trí, vai trò của công tác pháp chế.
Trần Duy Vũ