Hội nghị Đồng bằng sông Cửu Long – Chủ động hội nhập và phát triển bền vững
27/07/2016
MDEC Hậu Giang 2016
Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh
tế Đồng bằng sông Cửu Long – Hậu Giang
năm 2016 (MDEC Hậu Giang 2016), sáng ngày 12/7/2016, Hội nghị Đồng bằng
sông Cửu Long – Chủ động hội nhập và phát triển bền vững đã diễn ra dưới sự chủ
trì của Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ,
Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Hội
nghị đánh giá Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) có một vị
trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam, có nhiều
tiềm năng và nguồn lực phát triển về kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – lâm
nghiệp – thủy sản – du lịch và dịch vụ. Dân số của vùng vào khoảng 18 triệu
người. ĐBSCL có diện tích gần 40.000 km2 với nguồn đất đai rộng lớn
màu mỡ phù sa, với thảm thực vật phong phú và rừng tràm quý giá; có nguồn thủy
sản đa dạng; có trữ lượng khí đốt khá lớn (khoảng 125 tỷ m3); với
hơn 700 km bờ biển và khoảng 28.000 km sông ngòi là cơ sở cho hệ thống giao
thông vận tải đường thủy và hình thành các cảng sông, cảng biển quốc tế. ĐBSCL
có đường biên giới với Campuchia dài khoảng 330 km; ĐBSCL đã đóng góp 15%GDP
của của nước, là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản hàng hoá lớn nhất Việt Nam,
đóng góp 41% giá trị sản xuất nông nghiệp, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy
sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, cung cấp 1/5 sản lượng gạo thương mại toàn
cầu.
Hội
nghị cũng đã chỉ ra những khó khăn, đánh giá lại năng lực, trao đổi và đề xuất
những giải pháp, hướng đi cụ thể để ĐBSCL
chủ động hội nhập và phát triển bền vững trong thời gian tới. Đặc
biệt là 5 vấn đề: (1) Chiến lược phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ
cao của vùng ĐBSCL; (2) Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản của vùng; (3)
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của khu vực ĐBSCL thời gian
tới; (4) Giải pháp xây dựng các kênh phân phối, cung ứng hàng hóa, xúc tiến
thương mại...(5) Giải pháp tăng cường liên kiết phối hợp giữa các địa phương
trong vùng ĐBSCL với nhau và giữa ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh
vùng kinh tế trong điểm phía Nam.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng
đề nghị các nhà khoa học, doanh nghiệp đóng góp thêm cho Chính phủ những luận
cứ để giải quyết vấn đề về 3 sản phẩm chủ lực của vùng (lúa gạo, thủy sản và
trái cây). Đối với ứng phó biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng cho rằng đây là bài
toán tổng thể cần phải giải quyết ở các khâu quản lý nguồn nước, phòng, chống
biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư rà soát lại tổng thể quy hoạch của toàn vùng, coi đây là yếu tố căn
nguyên để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Cần
phải phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thủy lợi để liên kết vùng và chống
chọi với biến đổi khí hậu. Chủ động hội nhập quốc tế
và thích ứng với biến đổi khí hậu vì một ĐBSCL phát triển cao hơn nhanh hơn, an
toàn hơn, bền vững trù phú và tiết kiệm hơn. Phải có giải pháp mang tính
tổng thể, phải hành động ngay, không chậm trễ…để tạo điều kiện cho vùng ĐBSCL
phát triển bền vững trong thời gian tới./.
Trần
Thị Ánh Hồng